Xe đạp leo núi - Xe đạp địa hình là những chiếc xe được thiết kế cứng cáp. Khung bản to, lốp lớn có gai và bộ chuyển động 21 – 33 tốc độ của Shimano. Hoặc Sram cao cấp. Có thể vượt mọi địa hình từ đường bằng phẳng tới đường gồ ghề hay dốc núi.
Người đi xe đạp phải điều khiển xe một cách khéo léo. Kèm theo tinh thần dũng cảm vượt qua những giới hạn của bản thân. Khi đối các tay lái buộc phải tìm cách di chuyển qua những ngọn đồi, thung lũng đầy đá sỏi, khe núi hay bất cứ chướng ngại nào xuất hiện trước mặt.
Xe đạp leo núi - Xe đạp địa hình được thiết kế đặc biệt để có thể vượt qua vô số các loại địa hình đồng bằng đồi núi…Khác nhau. Thông thường. Xe đạp leo núi có nhiều loại, mỗi loại thích hợp với một địa hình nhất định nào đó. Do đó điều quan trọng là người chơi phải xác định rõ loại địa hình cũng như hình thức định tham gia trước khi quyết định mua xe cho mình.
Những ưu điểm xe đạp leo núi
Để có thể chạy trên được nhiều địa hình khác nhau từ địa hình dễ dàng cho đến trắc trở phức tạp, xe đạp leo núi có những thiết kế đặc biệt như sau:
- Bánh xe lớn hơn thông thường nên tạo diện tích tiếp xúc với đường cao hơn, khả năng ma sát vì thế cũng cao hơn. Ngoài ra trên bánh xe còn có các gai để tăng cường độ bám đường.
- Lốp bánh xe đặc biệt dày và cứng chắc để bánh xe không dễ dàng bị thủng lốp giữa đường do tác động của các vật thường gặp trên đường núi như mỏm đá nhọn, cành cây, đá sỏi,…
- Ghi đông thiết kế thẳng để người lái có dáng ngồi thoải mái. Giúp bạn dễ chịu hơn, không mỏi lưng vì phải cong lưng suốt thời gian dài trên hành trình nhiều tiếng đồng hồ.
Các tiêu chí để chọn mua
Kiểm tra khung xe
Với xe đạp địa hình nói chung thì khung xe chính là bộ phận lớn nhất, quan trọng nhất. Tất nhiên, khung xe phải thật chắc chắn, cứng cáp thì mới chịu được những tác động của gió mưa, của tốc độ cao. Xe đạp leo núi cần có ống khung sườn sở hữu bán kính lớn, nằm nghiêng và cao hơn thông thường.
Lý do là vì khi đi trên đường nhiều chướng ngại vật ở phía dưới, khung sườn quá thấp thì dễ dẫn đến va chạm. Khung xe có thể được làm từ các chất liệu, mỗi loại lại có ưu nhược điểm nhất định:
- Khung thép: Thép là loại chất liệu truyền thống nhất được sử dụng từ khi xe đạp leo núi mới được phát minh. Thép rất cứng chắc nhưng có nhược điểm lớn là rất nặng.
- Khung nhôm: Nhôm chắc chắn có trọng lượng nhẹ nhàng hơn nhiều và khó bị gỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ cũng như bào mòn vật liệu. Nhược điểm của chúng là dễ bị biến dạng, đặc biệt là ở nơi nào khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh.
- Khung sợi carbon: Đây là loại chất liệu hiện đại nhất, nhẹ hơn nhôm, không gỉ, không biến dạng mà còn cứng hơn thép. Tất nhiên, bù lại thì giá thành của chiếc xe có khung sợi carbon cũng rất đắt đỏ.
Kiểm tra bánh xe
Như đã nói ở trên, bánh xe đạp leo núi dày hơn rất nhiều bình thường và có gai. Kích thước vành bánh xe cũng thường khá nhỏ nhưng bán kính lốp lại lớn. Số lượng đũa xe cũng nhiều hơn xe đạp thông thường để xe chắc chắn hơn nữa.
Kiểm tra ghi đông xe
Ghi đông có thiết kế nằm ngang chứ không nằm cong. Tay lái ngang sẽ giúp người đạp có tư thế thẳng lưng hơn, không phải quá khom lưng khi điều khiển. Bên cạnh đó tầm nhìn của người đạp xe cũng được cao hơn, bao quát hơn. Một điều rất cần thiết khi đi trên con đường đầy chướng ngại gập ghềnh mà bạn không biết điều tiếp theo đang đợi mình là gì.
Kiểm tra yên xe đạp
Vì một lần đạp xe leo núi thường kéo dài khá lâu nên yên xe đạp cũng hay được thiết kế lớn hơn bình thường để người ngồi thấy thoải mái hơn. Vì đạp xe leo núi nên ngồi ở tư thế thẳng lưng nên yên xe cũng thấp hơn.